Hậu COVID-19 những điều cần biết
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đa số người
bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn sau khi mắc COVID-19. Nhưng có khoảng từ 10 đến 20%
bị ảnh hưởng lâu dài, biểu hiện ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng thì gọi đó
là tình trạng hậu COVID-19.
Hậu COVID-19 xảy ra khi
nào?
WHO định nghĩa hậu COVID-19 là tình trạng bệnh lý
xuất hiện ở những người trong tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường xuất hiện trong
vòng 3 tháng sau khi khởi phát COVID-19 với triệu chứng có tác động đến cơ thể
và kéo dài ít nhất 2 tháng. Các triệu chứng và ảnh hưởng của nó cũng cần chú ý
chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.
Đa số triệu chứng hậu COVID-19 thường gặp ở người bệnh nặng, phải nhập viện. Đặc biệt ở nhóm phải can thiệp thở máy, phải nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực, người cao tuổi, có nhiều bệnh nền như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, bệnh tim mạch, nghiện hút thuốc lá, nghiện rượu, bệnh thận mạn tính.
Những người mắc tình trạng
này sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới các hoạt động trong cuộc sống, ảnh hưởng cả trong
công việc, nội trợ và sinh hoạt hằng ngày.
Một số người đã từng mắc bệnh do COVID-19 nặng gặp phải các ảnh hưởng đa
cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng
kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi mắc COVID-19. Ảnh hưởng đa cơ quan
có thể tác động tới nhiều các cơ quan hệ thống trong cơ thể, bao gồm các chức
năng tim, phổi, thận, da và não.
Các tình trạng tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn tấn công các tế
bào khỏe mạnh trong cơ thể do nhầm lẫn, gây viêm hoặc tổn thương mô ở những bộ
phận cơ thể. Mặc dù rất hiếm nhưng một số người, chủ yếu là trẻ em, gặp
phải hội chứng viêm đa hệ thống trong hoặc ngay sau khi nhiễm
COVID-19.
Hội chứng viêm đa hệ thống là tình trạng khi đó các bộ phận cơ thể khác
nhau bị viêm. Hội chứng này có thể dẫn đến các tình trạng sau khi
mắc COVID nếu tiếp tục gặp các ảnh hưởng đa cơ quan hoặc có các triệu
chứng khác.
Khi có biểu hiện hô hấp hậu COVID-19 bạn nên
làm gì?
Khi bạn thấy có những biểu hiện trên sau khi mắc COVID-19, bạn nên tìm
đến nhân viên y tế, các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và hướng dẫn điều
trị triệu chứng và những chăm sóc sức khỏe cần thiết.
- Nếu bệnh nhân trẻ, không bệnh nền, điều trị ngoại trú chỉ tái khám nếu
khi có triệu chứng hô hấp kéo dài.
- Đối với bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh nền, COVID-19 trung bình đến nặng
nhưng không cần nhập viện thì nên tái khám 3 tuần kể từ ngày khởi phát.
- Còn bệnh nhân nặng, điều trị ở bệnh viện, phải tái khám trong vòng 1
tuần kể từ khi xuất viện, tối đa là 2-3 tuần.
Minh Khương