Đoàn kết vì một thế giới không có bệnh Gocom
Năm 2024, Hiệp hội Glocom thế giới (WGA) và
cộng đồng quốc tế tiếp tục tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ Glocom thế
giới” diễn ra từ 10/3 đến 16/3/2024 trên toàn thế giới với chủ đề “ ĐOÀN KẾT VÌ MỘT THẾ
GIỚI KHÔNG CÓ BỆNH GLOCOM ” nhằm động viên toàn xã hội tham gia vào
các hoạt động chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa.
Bệnh Glôcôm hay còn được biết đến với tên gọi khác trong dân gian là "Thiên đầu thống" hoặc "cườm nước". Người mắc phải căn bệnh này do bị tổn thương tiến triển của đầu dây thần kinh thị giác gây mất thị lực, đồng thời những tổn thương này không có khả năng hồi phục và có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
Người bệnh có nguy cơ mắc Glocom cần được khám mắt định kỳ.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Glocom là nguyên
nhân gây mù lòa phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau đục thủy tinh thể. Căn bệnh
này đã ảnh hưởng tới gần 80 triệu người từ 40 – 80 tuổi (tính đến 2020). Dự báo
số lượng bệnh nhân có thể tăng tới hơn 100 triệu người vào năm 2040. Đáng chú
ý, trong tổng số bệnh nhân mắc Glocom trên toàn thế giới, châu Á chiếm tới 47%,
trong đó gần 50% người không biết mình có bệnh.
Phần lớn người bệnh không biết mình nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ
cao, nên thời điểm phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn nặng. Người bệnh
thường không cảm nhận được sự bất thường ở tầm nhìn, thị
lực thường tốt cho đến giai đoạn cuối của bệnh lý.
Glocom là bệnh lý ở mắt có thể xảy ra ở bất
kỳ lứa tuổi và độ tuổi nào, tuy nhiên thường gặp nhất ở các nhóm đối tượng:
- Người trên 40 tuổi
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh glocom: Glocom là một
bệnh lý có yếu tố di truyền. Nếu bất kỳ ai trong gia đình cùng huyết thống, đặc
biệt là ông bà, cha mẹ , anh chị em, con cái mắc bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh
của người đó cao hơn 4–9 lần.
- Người có bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch.
- Người mắc tật khúc xạ như cận, viễn thị cao, lão thị sớm,
tăng số kính lão nhanh.
- Người sử dụng thuốc có chứa corticoid trong thời gian
dài.
- Người có tiền sử chấn thương ở mắt đục thủy tinh thể,
viêm nhiễm ở mắt nặng và biến chứng sau phẫu thuật mắt.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều tiến triển thầm lặng và bệnh nhân thường không biết tình trạng mất dần thị lực cho đến khi thị lực suy giảm đáng kể . Vì chúng ta không thể tự đo nhãn áp tại nhà để phát hiện tình trạng tăng nhãn áp, do đó đến khi bệnh trầm trọng biểu hiện thành các triệu chứng như: giảm thị lực, nhìn mờ,... thì những tổn thương này không có khả năng hồi phục và có thể gây mù lòa vĩnh viễn cho bệnh nhân.
Người bệnh được đo nhãn áp tại phòng khám mắt Bệnh viện Bãi Cháy.
Vì vậy việc khám chuyên
khoa mắt định kỳ là cách duy nhất để phát hiện sớm bệnh Glôcôm và có ý nghĩa
quyết định đến thị lực của bệnh nhân. Với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
glocom thì đi khám định kỳ là một điều nên làm để tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Minh
Khương