Nghị định mới quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
Ngày 15/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình
Minh đã ký Nghị định số 95/2022/NĐ-CP quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế trong đó tổ chức
lại một số Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế.
Nghị định số
95/2022/NĐ-CP quy định Bộ Y tế có
21 tổ chức, trong đó có 18 tổ chức giúp Bộ trưởng thực
hiện chức năng quản lý nhà nước.
Theo đó, về chức năng, nhiệm vụ, Nghị định 95 quy định Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số, sức khỏe sinh sản; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Ngày 15/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Nghị định số 95/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế trong đó tổ chức lại một số Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế.
Về nhiệm vụ và
quyền hạn, Nghị định 95 nêu rõ:
Bộ Y tế thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số
123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị
định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính
phủ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
Trình Chính phủ
dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự
thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định
của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng
năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân
công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trình Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài
hạn, trung hạn, hằng năm và các chương trình, dự án, công trình
quan trọng quốc gia về y tế - dân số thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ.
Trình Thủ tướng
Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ hoặc theo
phân công.
Ban hành thông
tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước
đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Chỉ đạo, hướng
dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia, các
chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi được
phê duyệt; kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật về các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Tại Nghị định 95
cũng quy định rõ các nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực y tế dự phòng; lĩnh vực
khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định
pháp y, giám định pháp y tâm thần; lĩnh vực y, dược cổ truyền; lĩnh
vực trang thiết bị và công trình y tế; lĩnh vực dược và mỹ phẩm;
lĩnh vực an toàn thực phẩm; lĩnh vực dân số và sức khỏe sinh sản; lĩnh
vực bảo hiểm y tế; lĩnh vực quản lý viên chức chuyên ngành y, dược,
dân số; lĩnh vực đào tạo nhân lực y tế; khoa học, công nghệ trong lĩnh
vực y tế; lĩnh vực công nghệ thông tin... và các lĩnh vực liên quan khác.
Nghị định 95 có
hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2022.
Nghị định này
thay thế Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y
tế.
Tổng cục Dân
số, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Cục Công nghệ thông tin,
Tạp chí Y Dược học tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ
trưởng Bộ Y tế quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Cục Dân số, Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết
bị y tế, Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia thuộc Bộ Y tế.
Thông tin chi tiết về Nghị định 95 mời bạn đọc theo dõi tại đây
Theo SKĐS