Phòng tránh bệnh viêm phổi trong mùa lạnh thế nào?
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi có thể xảy ra bất cứ mùa nào nhưng mùa lạnh, giá, rét, hanh khô, bệnh thường xảy ra nhiều hơn… Đối tượng người già và trẻ nhỏ rất dễ mắc, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh nhân bị viêm phổi vào mùa lạnh.
Trời lạnh người cao tuổi nhập viện tăng.
1. Vì sao bệnh viêm phổi dễ mắc vào mùa lạnh?
Mùa
lạnh, ẩm ướt, mưa, khô hanh là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh
dễ phát triển, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh ở đường hô hấp. Trong khi
đó, ở đường hô hấp trên có rất nhiều loại vi khuẩn thường xuyên ký sinh ở đó
(phế cầu, não mô cầu, H. influenzae, tụ cầu, liên cầu, vi nấm,..), khi sức đề
kháng của cơ thể suy giảm vì một lý do nào đó (mắc bệnh nhiễm trùng nào đó, cảm
lạnh, dinh dưỡng kém,..), chúng sẽ phát triển và gây bệnh, đặc biệt đối với trẻ
em bị còi xương, suy dinh dưỡng hoặc người cao tuổi, sức yếu, bị tai biến nằm
lâu.
Thêm vào đó, đa số người
cao tuổi thường có mắc thêm một số bệnh mãn tính (thoái hóa khớp, tăng huyết
áp, đái tháo đường, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, giãn phế quản, viêm họng
mũi mạn tính,..), các loại bệnh này về mùa lạnh thường tái phát hoặc nặng thêm,
càng làm cho sức khỏe suy giảm dễ mắc viêm phổi. Mùa lạnh, rét, người cao tuổi
nếu mặc không đủ ấm, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, tắm rửa bằng nước lạnh,
phòng ngủ có gió lùa và thiếu chăn, đệm càng dễ mắc bệnh viêm phổi. Nếu người
cao tuổi nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc sống ở vùng có nhiều khói bụi, vệ sinh
môi trường kém vào mùa lạnh bệnh viêm phổi càng dễ xuất hiện.
2. Các triệu chứng thường
gặp của bệnh viêm phổi
Do sức đề kháng đã suy giảm, nhất là người mắc các bệnh
mạn tính kèo dài, tai biến mạch máu não cho nên khi bị mắc bệnh nhiễm trùng,
trong đó có bệnh viêm phổi, có một số đặc điểm cần lưu ý. Viêm phổi người cao
tuổi có một số đặc điểm khác với viêm phổi ở người trẻ tuổi, trẻ em. Viêm phổi
ở người cao tuổi ít khi có khởi phát đột ngột, rầm rộ, bệnh thường âm ỉ, không
có biểu hiện rõ ràng, các triệu chứng không thật sự điển hình. Vì vậy, sốt
thường không cao (khoảng 37,30 – 38,00C), đặc biệt có những trường hợp người
cao tuổi viêm phổi nhưng không sốt (suy dinh dưỡng, suy kiệt, nằm lâu,..).
Đa số các trường hợp là sốt, có kèm theo rét run (khoảng
30%), đau tức ngực và ho. Người bệnh thấy lạnh, rét phải mặc thêm áo, đắp chăn,
sợ gió lùa. Ho, lúc đầu ho khan, vài ngày sau ho có đờm màu xanh, vàng hoặc đục
hoặc đôi khi có ít máu (do khi khạc đờm áp lực mạnh làm vỡ một số mao mạch ở
họng gây chảy một ít máu). Tuy vậy, ho thường yếu, thỉnh thoảng mới ho, tiếng
ho không mạnh và ho từng tiếng hoặc cơn ho ngắn. Kèm theo ho thường có cảm giác
tức ngực hoặc đau ngực. Người bệnh thở gấp, nhanh kèm theo có tiếng khò khè và
có thể khó thở. Khó thở có thể xảy ra ngay khi gắng sức, khi ho và có thể cả
khi nghỉ ngơi.
Để chẩn đoán viêm phổi
ngoài các dấu hiệu lâm sàng, tiền sử của bệnh (có mắc các bệnh mạn tính gì hay
không, nhất là các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng mạn tính, hen suyễn,
giãn phế quản, tâm phế mạn,..), cần chụp X-quang phổi, trong trường hợp cần thiết
có thể chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc tốt hơn là chụp cộng hưởng từ (MRI).
Ngoài ra, nên xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng, xét nghiệm đờm, nhầy họng
để xác định vi khuẩn, vi nấm và thực hiện kỹ thuật kháng sinh đồ nhằm giúp bác
sĩ điều trị tham khảo trong việc lựa chọn kháng sinh thích hợp để điều trị.
3. Bệnh viêm phổi điều trị và
phòng bệnh như nào?
- Do sức đề kháng của người cao tuổi đã suy giảm nên sự thể hiện của bệnh viêm phổi đôi khi không điển hình. Vì vậy, khi thấy mệt mỏi, tức ngực, sốt nhẹ, ho cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Người cao tuổi khi thấy mệt mỏi, tức ngực, sốt nhẹ, ho cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
- Về phòng bệnh:
+,
Cần tránh lạnh đột ngột cho nên hàng ngày việc tắm, rửa cần có nước ấm, tắm ở
buồng kín gió, tắm xong cần lau khô người, đầu tóc, mặc quần áo ngay và không
nên tắm lâu.
+, Nếu
người cao tuổi sức yếu không tự tắm được, hoặc tinh thần không minh mẫn nên có
sự hỗ trợ của người nhà, người giúp việc.
+, Hàng
ngày cần vệ sinh sạch sẽ họng miệng bằng hình thức đánh răng, súc họng sau khi
ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
+, Vào
mùa lạnh, mưa rét nên hạn chế đi ra đường, nếu công việc không thể trì hoãn,
cần thiết mặc ấm, chân tay cần có tất, cổ quàng khăn ấm, đầu đội mũ ấm và đeo
khẩu trang.
+, Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng và không nên hút thuốc và uống rượu, bia. Nên vận động cơ thể hằng ngày bằng các động tác tập thể dục buổi sáng và tập hít thở đều (hít sâu, thở ra từ từ).
Minh Khương