Phòng ngừa tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn. Đây được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất, nguy cơ tử vong cao nếu không sớm nhận biết triệu chứng tai biến và can thiệp kịp thời.
Tỷ
lệ người bị tai biến mạch máu não (đột quỵ) đang có xu hướng trẻ
hóa. Theo thông tin từ Tổ chức Đột Quỵ Mỹ, khoảng 15% bệnh nhân bị đột quỵ
trong độ tuổi khoảng từ 18 tới 45 tuổi. Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị tai
biến mạch máu não chiếm khoảng 25% các ca đột quỵ.
1. Tai biến mạch máu não là gì?
Tai
biến mạch máu não được xem là yếu tố nguy cơ gây tử vong cao hàng thứ 2
tại Việt Nam và thuộc top 10 thế giới, theo thống kê hàng năm của WHO. Bệnh trở
thành mối đe dọa nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng con người.
Tai
biến mạch máu não là tình trạng mạch máu não (động mạch, mao mạch hoặc tĩnh mạch) bị tắc
nghẽn hoặc vỡ đột ngột mà không do chấn thương sọ não.
Khi các mao mạch vỡ, tắc nghẽn thì các tế bào não sẽ thiếu hụt oxy và dưỡng chất nên bắt đầu chết dần. Thời gian càng lâu thì các tế bào não chết đi càng nhiều, khiến người bệnh gặp tổn thương nặng, thậm chí gây tử vong. Nếu may mắn được cứu sống thì người bệnh cũng dễ gặp những biến chứng nghiêm trọng như tê liệt tay chân, liệt nửa người, không thể giao tiếp,…
2. Phân loại tai biến mạch máu não.
Chia
thành 2 nhóm: Tai biến mạch máu não do thiếu máu não và tai biến mạch máu não
do xuất huyết não.
Thiếu
máu não
Có
đến khoảng 80% các ca bệnh tai biến mạch máu não là do thiếu máu cục bộ ở não.
Hậu quả là lưu lượng máu lên não bị giảm hoặc tắc khiến không có đủ máu nuôi tế
bào não, làm cho các tế bào não bị hoại tử. Trong thời gian 4 tiếng kể từ khi
người bệnh có những triệu chứng tai biến đầu tiên, nếu không cấp cứu kịp thời
sẽ dẫn đến tử vong.
Xuất
huyết não
Dạng
tai biến mạch máu não thứ 2 là xuất huyết não, với tỷ lệ chiếm 20% trên tổng số
ca bệnh. Xuất huyết não là tình trạng máu tràn vào mô não, gây phù não và tăng
áp lực các mô xung quanh não. Lúc này, các tế bào não sẽ dần chết đi và gây vỡ
mạch não.
Chỉ trong vài phút thì người bệnh bị tai biến mạch máu não do xuất huyết não có thể tử vong, đòi hỏi phải cấp cứu nhanh và kịp thời. Chính vì vậy, tỷ lệ người bệnh tử vong do xuất huyết não thường cao hơn rất nhiều so với các trường hợp khác.
3. Các giai đoạn của tai biến mạch máu não
Tai
biến mạch máu não được chia thành 3 giai đoạn tiến triển chính, bao gồm:
Giai đoạn khởi đầu
Đây
là giai đoạn đầu tiên của bệnh, chưa xảy ra những biểu hiện không nghiêm trọng
hoặc không quá đặc trưng, khiến chúng ta dễ nhầm lẫn với các bệnh khác hoặc bỏ
qua dấu hiệu bệnh.
Giai đoạn quyết định
Sau
giai đoạn khởi đầu, tai biến mạch máu não sẽ chuyển qua giai đoạn nặng hơn. Nếu
can thiệp ở giai đoạn này thì người bệnh vẫn có khả năng sống sót tuy nhiên sẽ
có biến chứng nghiêm trọng như rối loạn thực vật, hôn mê, liệt nửa người,…
Giai đoạn tiến triển
Giai
đoạn tiến triển chính là giai đoạn cuối cùng của một người bị tai biến mạch máu
não, cũng chính là giai đoạn nguy hiểm nhất. Nếu bỏ qua giai đoạn này thì người
bị tai biến sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Các trường hợp cấp cứu, can thiệp
trong giai đoạn này cũng khó khăn hơn và tỷ lệ thành công thấp hơn.
4. Nguyên nhân tai biến mạch máu não
Nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não thường sẽ khác nhau tùy theo loại tai biến mà người bệnh mắc phải. Cụ thể:
Tai biến hay đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Người bị tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ thường do có máu đông chặn dòng chảy của máu cũng như oxy đi nuôi các tế bào não. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do các chất béo bám thành mảng, nằm ở động mạch và ngăn dòng chảy của máu. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch. Vì thế, có thể nói xơ vữa động mạch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai biến do thiếu máu cục bộ.
Ngoài ra, tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não. Động mạch của chúng ta thường có xu hướng hẹp hơn khi chúng ta già đi, khiến nguy cơ bị thiếu máu lên não cao hơn.
Đột quỵ do xuất huyết não
Nguyên nhân chính của tình trạng tai biến mạch máu não do xuất huyết não là do huyết áp cao khiến các mạch máu trong hộp sọ vỡ ra và chảy máu vào xung quanh não.
Tai biến mạch máu não có thể do tắc nghẽn mạch máu hoặc chảy máu não
5. Dấu hiệu tai biến
Triệu
chứng tai biến mạch máu não từ nhẹ đến nặng bao gồm:
Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, khó chịu mệt mỏi
- Méo
một bên miệng hoặc một bên mặt
- Ù
tai, thị lực giảm sút, mắt mờ không nhìn thấy rõ
- Loạn
ngôn, không biết mình nói gì, gặp khó khăn trong việc nói chuyện và phát âm rõ
chữ
- Tê
tay chân, không thể cử động hoặc nhấc tay cao qua khỏi đầu
- Mất
thăng bằng
- Nhịp
tim đập nhanh
Sốt cao, hôn mê sâu
6. Nguy cơ tai biến mạch máu não
Những
người dễ bị tai biến mạch máu não hay có nguy cơ cao bị tai biến thường thuộc
các nhóm sau đây:
- Thừa
cân, béo phì
- Nghiện
thuốc lá, thường xuyên hút thuốc
- Uống
quá nhiều rượu, bia và đồ uống có cồn
- Ít
vận động, tập thể dục
- Thường
lo lắng, căng thẳng, bị rối loạn lo âu kéo dài
- Huyết
áp cao (tăng huyết áp)
- Mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh lý tim mạch
- Ăn
đồ có hàm lượng chất béo, dầu mỡ cao
- Nam
giới và phụ nữ khi bước qua tuổi trung niên
- Tiền
sử gia đình có người từng bị tai biến
7. Điều trị tai biến mạch máu não
Nguyên
tắc chung để điều trị tai biến/đột quỵ chính là cấp cứu sớm và can thiệp chính
xác, nhằm hạn chế các biến chứng cũng như giảm tối đa nguy cơ tử vong. Khi thấy
người có triệu chứng tai biến nhẹ hay nặng thì cần lập tức gọi xe cấp cứu và hỗ
trợ đưa người bệnh đến bệnh viện. Ngoài ra, cũng cần lưu ý giữ cho người bệnh
không bị té ngã, đặt người bệnh nằm nghiêng để bảo vệ đường thở.
Trước
và trong khi đưa người bệnh đi cấp cứu, tuyệt đối không cho người bệnh ăn uống
gì và không tự ý điều trị bằng các biện pháp như châm cứu, bấm huyệt, đánh
gió,… Cũng không nên cho người bị tai biến uống thuốc huyết áp hoặc các loại
thuốc khác mà chỉ theo dõi biểu hiện xem người bệnh có nôn mửa, co giật, méo
miệng,… hay không.
Việc điều trị tai biến mạch máu não kịp
thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh, hạn chế biến chứng mà còn dựa trên
nguyên tắc để người bệnh phục hồi nhanh nhất, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ tái
phát.
8. Di chứng tai biến mạch máu não
Các
biến chứng sau đột quỵ có thể khác nhau tùy thuộc nhiều yếu tố như nguyên nhân
tai biến, người bệnh có được điều trị kịp thời hay không, phương pháp điều trị
có phù hợp với nguyên nhân tai biến,… Người bệnh càng được cấp cứu sớm bao
nhiêu thì sẽ càng tránh được các biến chứng nguy hiểm bấy nhiêu.
Một
số biến chứng tai biến mạch máu não thường gặp bao gồm:
Động
kinh
Huyết
khối tĩnh mạch sâu
Liệt
một bên tay, chân hoặc cả hai bên
Mất
khả năng vận động
Rối
loạn nuốt
Xẹp
phổi
Viêm
phổi
Đau
vai
Nhiễm
trùng đường tiết niệu
Co
cứng cơ
Lo
lắng, căng thẳng quá mức
Rối
loạn giấc ngủ
Trầm
cảm…
9. Phòng ngừa
Để
phòng ngừa tai biến mạch máu não, nên duy trì lối sống lành mạnh:
- Ăn
đủ bữa, có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế các loại thức ăn
nhiều dầu mỡ, chất béo, cholesterol,… Thay vào đó, nên ăn rau củ quả, hải sản,
trứng, các loại đậu, thịt trắng, ngũ cốc,…;
- Không
sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích;
- Thường
xuyên tập thể dục vận động, tối thiểu 30 phút/ngày, mỗi tuần từ 3-4 ngày;
- Ổn
định cân nặng, tránh thừa cân béo phì;
- Tránh tăng huyết áp;
- Tránh
các yếu tố gây căng thẳng;
- Hạn
chế thức khuya, đảm bảo chất lượng giấc ngủ;
- Khám sức khỏe và tầm soát đột quỵ định kỳ.
Minh Khương