Nguy cơ suy giảm thính lực ở người trẻ

  • 2024/08/02 01:41

Giảm thính lực vẫn được xem là bệnh của người cao tuổi tuy nhiên tình trạng này đang ngày càng gia tăng đặc biệt ở người trẻ tuổi. Nhiều thói tưởng chừng vô hại như sử dụng tai nghe, một thiết bị phổ biến và hữu ích ngày nay đang là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.


Theo thống kê của WHO, 50% trong số người ở độ tuổi từ 12 đến 35 tuổi, tương đương khoảng 1,1 tỷ người, có nguy cơ bị giảm thính lực do nghe âm lượng quá to trong thời gian dài, bao gồm cả việc nghe nhạc với âm lượng lớn bằng các thiết bị âm thanh cá nhân. Hiện nay, khoảng 466 triệu người, tương đương 5% dân số toàn cầu, trong đó gồm 34 triệu trẻ em, đã bị mất thính lực, song WHO chưa rõ có bao nhiều người trong số này mất khả năng nghe do thường xuyên nghe âm lượng quá to. WHO ước tính đến năm 2050, hơn 900 triệu người, hoặc cứ một trong số 10 người trên thế giới, sẽ bị mất thính lực, gây ra thiệt hại toàn cầu lên tới 750 tỷ USD.

Mất thính lực (hay bệnh khiếm thính, bệnh điếc tai) là tình trạng bệnh nhân có thể nghe thấy một số âm thanh, nhưng rất kém. Hoặc có thể không nghe thấy ai đó nói, ngay cả khi họ đang sử dụng giọng nói bình thường hoặc có thể chỉ nghe thấy những âm thanh rất lớn. Theo nghiên cứu, những người bị mất thính lực không được điều trị có khả năng gặp phải sự thất vọng, lo lắng và sợ hãi. Khi những phản ứng và cảm xúc này xuất hiện, nó có thể khiến họ cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng. Trong một số trường hợp, có thể dẫn đến việc mất ngủ, hoặc không thể ngủ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những thói quen phổ biến gây suy giảm thính lực ở người trẻ như:

Hút thuốc lá thường xuyên là một yếu tố nguy cơ gây mất thính lực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc nhiều lần với khói thuốc lá – dù trực tiếp, hút thuốc lá thụ động hay thậm chí trong bào thai đều có thể có tác động lớn đến sức khỏe thính giác của một người. Cả nicotine và carbon monoxide đều làm giảm nồng độ oxy trong máu và khiến co mạch máu trên toàn cơ thể, bao gồm cả những mạch máu ở tai trong. Các chất này can thiệp vào chất dẫn truyền thần kinh trong dây thần kinh thính giác – chịu trách nhiệm cho não biết bạn đang nghe âm thanh nào; Kích thích ống Eustachian và niêm mạc của tai giữa; Khiến bạn nhạy cảm hơn với tiếng ồn lớn và do đó dễ bị suy giảm thính lực do tiếng ồn.

Uống nhiều rượu bia trong thời gian dài sẽ làm tổn thương vỏ não thính giác trung ương, làm tăng thời gian xử lý âm thanh. Điều đó có nghĩa là, bạn có thể gặp khó khăn khi nghe những người nói nhanh hoặc phân biệt âm thanh này với âm thanh khác trong môi trường có nhiều tiếng ồn xung quanh.

Sử dụng điện thoại di động: Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Học viện Tai Mũi Họng Hoa Kỳ, sóng điện từ do điện thoại phát ra đã gây ra suy giảm thính lực và tình trạng này không nhất thiết là do âm lượng lớn.

Hiện nay việc suy giảm thính lực ở người trẻ không phải là quá hiếm tuy nhiên phần lớn là cả bệnh nhân và gia đình người bệnh vẫn còn xem nhẹ. Nhiều trường hợp đã suy giảm thính lực trong một thời gian dài với những biểu hiện rất rõ ràng nhưng không đi khám, theo dõi từ bác sĩ chuyên khoa, đến khi tình trạng bệnh nặng hơn sẽ mất thêm rất nhiều thời gian và chi phí điều trị. Thông thường với suy giảm thính lực lúc đầu sẽ có những biểu hiện như ù tai, nghe kém hơn, tình trạng có thể diễn ra đột ngột, diễn biến nặng dần theo thời gian. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh sẽ hồi phục sớm. Còn nếu tình trạng nghe kém kéo dài, thính lực suy giảm liên tục và đến khi các tế bào thính giác bị phá huỷ, người bệnh có thể bị điếc hoàn toàn.


Người trẻ có nguy cơ bị suy giảm thính lực

Tiếp xúc với tiếng ồn: Liên tục tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc mức vừa phải trong thời gian kéo dài có thể làm tổn thương tế bào lông ở tai trong. Các tế bào và dây thần kinh ở tai trong hoàn toàn có thể bị phá hủy do tiếp xúc lặp đi lặp lại liên tục với âm thanh lớn. Nếu số lượng tế bào và dây thần kinh bị phá hủy đủ lớn, thính giác sẽ bị tổn thương vĩnh viễn dẫn đến điếc.

Đeo tai nghe thường xuyên: Ngày nay, cứ 5 thanh thiếu niên thì có 1 người bị suy giảm hoặc mất thính lực, tỷ lệ này cao hơn khoảng 30% so với 20 năm trước. Nhiều chuyên gia cho rằng, sự gia tăng này một phần là do việc sử dụng tai nghe ngày càng nhiều.

Tiếng ồn có thể gây hại cho sức nghe do hai yếu tố quan trọng. Thứ nhất là cường độ âm thanh, thứ hai là thời gian tiếp xúc. Với cường độ âm thanh khoảng 80dB khi tiếp xúc liên tục trong 8h sẽ gây tổn thương sức nghe, tổn thương này giai đoạn đầu có thể phục hồi được nhưng về lâu dài thì không. Khi cường độ tăng lên thì thời gian tiếp xúc sẽ giảm đi một nửa… Thiết bị nghe nhạc cá nhân thông thường khi âm thanh vượt quá 85dB sẽ có những cảnh báo. Nếu chúng ta nghe ở mức max là hơn 85dB sẽ gây tổn thương cho tai. 

Một người bình thường có đủ 5 giác quan, trong đó thính giác được dùng trong liên lạc thông tin, nghe ngóng. Để nghe được âm thanh phải trải qua quá trình bao gồm 4 bước: các tai bên ngoài đưa âm thanh vào trong ống tai hoặc tai giữa; tai giữa sau đó truyền âm thanh thông qua một loạt các xương nhỏ được gọi là xương búa, đe và xương bàn đạp bên trong tai. Những xương này sau đó dịch những rung động âm thanh thành các xung thần kinh; sau đó tai trong kết nối những rung động trực tiếp đến vô số các đầu dây thần kinh tham gia với nhau để hình thành các dây thần kinh thính giác. Các dây thần kinh này sẽ truyền các xung động đến não, nơi họ được phân tích và các âm thanh được cảm nhận. 

Nghe kém là một kết quả tự nhiên của tuổi già. Khi chúng ta 40 hoặc 60 tuổi, khả năng nghe giảm đáng kể và đến hơn nửa trong số chúng ta bị mất thính lực đáng kể ở tuổi 80. Tuy nhiên quá trình giảm thính lực lại có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Việc suy giảm thính lực ở người trẻ không phải là quá hiếm tuy nhiên phần lớn là cả bệnh nhân và gia đình người bệnh vẫn còn xem nhẹ. Nhiều trường hợp đã suy giảm thính lực trong một thời gian dài với những biểu hiện rất rõ ràng nhưng không đi khám, theo dõi từ bác sĩ chuyên khoa, đến khi tình trạng bệnh nặng hơn sẽ mất thêm rất nhiều thời gian và chi phí điều trị. Thông thường với suy giảm thính lực lúc đầu sẽ có những biểu hiện như ù tai, nghe kém hơn, tình trạng có thể diễn ra đột ngột, diễn biến nặng dần theo thời gian. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh sẽ hồi phục sớm. Nếu tình trạng nghe kém kéo dài, thính lực suy giảm liên tục và đến khi các tế bào thính giác bị phá huỷ, người bệnh có thể bị điếc hoàn toàn.

Bởi sự bùng nổ của số lượng thanh niên bị mất thính lực, WHO khuyến nghị rằng người trẻ tuổi cần hành động ngay để chống lại vấn đề này. Giải pháp tốt nhất được đưa ra là nghe nhạc ở các thiết bị điện tử chỉ 1 tiếng mỗi ngày và duy trì âm lượng chỉ ở mức 60%. Do đó, các bạn trẻ hãy bảo vệ sức khoẻ của đôi tai ngay hôm nay trước khi quá muộn, đơn giản nhất chỉ bằng việc sử dụng tai nghe trong thời gian cho phép và duy trì âm lượng hợp lý để việc thưởng thức âm thanh trở nên thật lành mạnh và an toàn.

Mạc Thảo