Dấu hiệu và các biến chứng của viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm nhiễm của mào tinh hoàn, phần tiếp nối giữa tinh hoàn và ống dẫn tinh. Bệnh hay gặp ở nam giới từ 18 – 50 tuổi, có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của nam giới vì đây là nhóm tuổi sinh sản chủ yếu. Sau đây, Bác sĩ CKII Thái Xuân Thủy - Chuyên khoa Nam học, Bệnh viện Bãi Cháy sẽ chia sẻ cho các bạn về căn bệnh này.
Viêm mào tinh hoàn (Epididymitis) là tình trạng viêm ống cuộn (mào tinh hoàn) ở phía sau tinh hoàn có chức năng lưu trữ và mang tinh trùng. Nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm mào tinh hoàn.
Bệnh nhân mắc viêm mào tinh hoàn có thể có những
biểu hiện sau:
- Sưng, tấy vùng bìu
- Đau tinh hoàn (thường là một bên), cảm giác đau có thể xấu hơn khi
đi tiểu
- Đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp
- Đau khi xuất tinh hoặc giao hợp
- Có cảm giác ớn lạnh và sốt nhẹ
- Sưng hạch bạch huyết ở bẹn
- Khó chịu hoặc đau ở vùng xương chậu, vùng bụng dưới
- Dương vật có dịch chảy bất thường
- Xuất hiện máu trong tinh dịch.
Với bệnh nhân mắc viêm mào tinh hoàn mãn tính thì biểu hiện đôi khi không được rõ ràng hoặc bị tái phát nhiều lần.
Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn bao gồm:
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục
(STIs): Bệnh lậu và chlamydia là những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm
mào tinh hoàn ở nam giới trẻ tuổi, đang hoạt động tình dục.
- Các bệnh nhiễm trùng khác: Vi khuẩn
từ nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc
tuyến tiền liệt có thể lây lan từ vị trí bị nhiễm trùng đến mào tinh hoàn.
Ngoài ra, nhiễm virus, chẳng hạn như virus quai bị, có thể dẫn đến viêm
mào tinh hoàn.
- Nước tiểu trong mào tinh hoàn: Tình
trạng này xảy ra khi nước tiểu chảy ngược vào mào tinh, có thể do bê vác nặng
hoặc rặn mạnh.
- Chấn thương: Chấn thương ở háng có thể
gây viêm mào tinh hoàn.
- Bệnh lao: Hiếm khi, viêm mào tinh hoàn có thể do nhiễm trùng lao.
Với trường
hợp bệnh nhân mắc viêm mào tinh hoàn do nhiễm trùng thì sẽ được điều trị bằng
thuốc kháng sinh. Việc điều trị cần được áp dụng cho cả bạn tình. Với bệnh nhân
có apxe thì phải được chữa bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc
toàn bộ mào tinh hoàn. Phẫu thuật cũng có thể được xem xét nếu bệnh viêm mào
tinh hoàn là do tiềm ẩn các khuyết tật về thể chất, nhưng nhiều người tiếp tục
bị đau tức vùng bìu mạn tính sau viêm mào tinh hoàn.
Với bệnh nhân mắc viêm mào tinh hoàn thì thường phải trải qua những cơn đau dữ dội và cảm giác khó chịu đáng kể. Để giảm các triệu chứng có thể thử những cách sau: tăng cường dành thời gian nghỉ ngơi trên giường, nâng cao bìu. Đặc biệt, không có quan hệ tình dục cho đến khi nhiễm trùng được chữa khỏi hoàn toàn.
Các
biến chứng của viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
-
Áp xe hoặc viêm mủ ở bìu, có thể vỡ, rò ra da.
-
Nhồi máu tinh hoàn do phù nề làm hạn chế lưu lượng dòng máu chảy.
-
Vô sinh thứ phát.
- Teo tinh hoàn, suy sinh dục.
-
Viêm nhiễm làm giảm chất lượng tinh trùng và thay đổi tinh dịch. Tinh trùng bị
giảm số lượng và chất lượng có thể trực tiếp do viêm nhiễm hoặc gián tiếp do
môi trường sống (tinh dịch) bị ảnh hưởng.
-
Viêm nhiễm nếu không được điều trị thích hợp có thể dẫn đến tắc ống dẫn tinh.
Mặc dù tinh hoàn có thể sinh tinh trùng nhưng do tắc nên tinh trùng không thể
ra ngoài. Hậu quả là trong tinh dịch không có tinh trùng.
-
Viêm nhiễm làm hệ thống hàng rào miễn dịch của cơ thể với tinh trùng bị phá
hỏng. Tinh trùng đối với cơ thể có thể coi là dị vật. Bình thường cơ thể có
hàng rào miễn dịch để tránh không cho tinh trùng tiếp xúc với hệ thống miễn
dịch của cơ thể. Do đó tinh trùng sinh ra tồn tại được trong cơ thể nam giới.
Khi hệ thống hàng rào miễn dịch của cơ thể với tinh trùng bị phá hỏng thì tinh
trùng sinh ra hệ thống miễn dịch của cơ thể nam giới tạo ra kháng thể kháng
tinh trùng và tự tiêu diệt tinh trùng của chính mình.
Vì
viêm mào tinh hoàn có thể gây nhiều biến chứng, trong đó có vô sinh nên khi nam
giới bị bệnh viêm mào tinh hoàn cần phải đi khám và điều trị kịp thời để tránh
xảy ra những điều đáng tiếc.
Bác sĩ CKII Thái Xuân Thủy - Chuyên khoa Nam
học, Bệnh viện Bãi Cháy chia sẻ: "Mới đây nhất,
Tôi đã từng điều trị cho một bệnh nhân nam sinh năm 1999, người dân tộc thiểu
số sống tại huyện Bình Liêu. Theo lời bệnh nhân kể lại, xuất hiện sưng đau tinh
hoàn phải kèm theo sốt nóng không đi khám mà có chị họ bán thuốc tây tại xã,
được chị họ cho thuốc uống trong 2 tuần, sau đó các triệu chứng ổn định, không
thấy có bất thường gì. Sau 6 tháng, Bệnh nhân kết hôn với bạn gái, tuy nhiên sau
1 năm chung sống sinh hoạt tình dục không có thai. Bệnh nhân đi khám phát hiện
mào tinh hoàn xơ cứng sau điều trị viêm, kết quả tinh dịch đồ không có tinh
trùng. Một trường hợp tưởng chừng như đơn giản, nhưng để lại hậu quả rất phức
tạp và khó khăn cho đôi vợ chống trẻ người dân tộc thiểu số không có điều kiện
khám chữa bệnh một cách bình thường nhất".
Để
phòng ngừa bệnh viêm mào tinh hoàn, nam giới có thể thực hiện những biện pháp
sau đây:
- Không
quan hệ tình dục bừa bãi và không có nhiều bạn tình khác nhau. Việc có nhiều
bạn tình khác nhau sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục dễ dẫn
đến những biến chứng nguy hiểm trong đó có viêm mào tinh hoàn.
- Giữ
vệ sinh bộ phận sinh dục để tránh sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn.
- Chú
ý chế độ ăn uống, ăn uống đầy đủ chất và không nên ăn quá nhiều đồ cay nóng.
- Không
nên nhịn tiểu quá lâu, gây ảnh hưởng đến vùng bàng quang và chức năng của thận.
- Thường
xuyên rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Bệnh
viêm mào tinh hoàn là một bệnh tương đối nguy hiểm ở nam giới. Tuy nhiên nếu
phát hiện sớm và được điều trị đúng, kịp thời thì bệnh có khả năng chữa khỏi
rất cao. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu mắc bệnh sớm để điều trị là bước
rất quan trọng, đặc biệt là biểu hiện sưng đau vùng bìu.
Minh Khương