Đau đầu: Nguyên nhân và những dấu hiệu không thể bỏ qua

  • 2024/08/20 08:23

Theo Tổ chức đau đầu quốc tế năm 1988, bệnh lý đau đầu chia làm hai loại: nguyên phát (đau đầu chưa rõ nguyên nhân) và thứ phát (đau đầu do nguyên nhân cụ thể).


 1. Đau đầu nguyên phát:

– Cơn đau nửa đầu Migraine.

– Đau đầu do căng thẳng.

– Đau đầu Cluster (đau đầu Bing – Horton).

– Nguyên nhân khác như: nhiệt độ lạnh, do ho nhiều, sau co giật.

 2. Đau đầu thứ phát:

– Do chấn thương: chấn động não, chấn thương sọ não, va đập toàn thân.

– Do động mạch não:

Tai biến mạch não: thiếu máu não, chảy máu não.

Máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, máu tụ trong não, chảy máu dưới màng nhện.

Dị dạng mạch não: dị dạng động tĩnh mạch não, rò động tĩnh mạch não, phình mạch não.

Phình tách động mạch đốt sống, động mạch cảnh.

Viêm động mạch (Horton), cơn tăng huyết áp.

– Do tĩnh mạch não: Huyết khối xoang tĩnh mạch.

– Do rối loạn tuần hoàn dịch não tủy: Giãn não thất, Rò dịch não tủy.

– Do viêm nhiễm:


Nên cẩn thận với triệu chứng đau đầu 

Nguyên phát bên trong não: viêm não, viêm màng não, áp xe não.

Nguyên phát bên ngoài não: viêm nhiễm cơ quan lân cận như viêm xoang hàm mặt, viêm răng, viêm giác mạc/ tắc tuyến lệ, toàn thân (viêm phổi, viêm cơ quan khác…).

 – Dotân sinh:

 U não (u màng não, u tế bào thần kinh đệm, u não thất…).

 U di căn từ nơi khác.

 – Do chuyển hóa: Hạ đường máu, giảm oxy máu, rối loạn điện giải (tăng natri máu, hạ natri máu…).

– Do thoái hóa:

 Thoái hóa chất trắng.

 Hội chứng rối loạn chức năng khớp hàm.

– Do nguyên nhân dây thần kinh:

 Xung đột thần kinh mạch máu như đau dây V, viêm dây thần kinh.

 Không rõ nguyên nhân

 3. Dấu hiệu cảnh báo đau đầu nếu có biểu hiện cùng với triệu chứng như:

– Khởi phát đầu tiên.

– Khởi phát đột ngột (cảm giác như nổ bung trong đầu).

– Đau đầu khác với cảm giác đau trước đó.

– Tăng cường độ.

– Tăng tần số đau.

– Đau đầu liên tục.

– Đau lặp lại cùng bên.

– Đau tại một vị trí nhưng đau rất nhiều.

– Đau kèm theo các triệu chứng: nôn/buồn nôn, thay đổi tính cách cá nhân, co giật, mất ý thức, sốt và giảm cân, giảm hoặc mất thị lực, mất ngửi, giảm nghe, mất thăng bằng, liệt yếu nửa người hoặc 1 phần cơ thể.

Bác sĩ thăm khám lâm sàng phát hiện thêm các dấu hiệu: tăng áp lực nội sọ, dấu hiệu thiếu hụt thần kinh khu trú hoặc các đôi dây thần kinh, dấu hiệu màng não, thay đổi tính cách – hành vi – trí nhớ, rối loạn toàn thân kèm theo.

Khi bạn có những dấu hiệu cảnh báo về đau đầu như trên, bạn nên đi khám chuyên khoa về thần kinh tại các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra các thăm dò cận lâm sàng cần làm dựa trên triệu chứng của mỗi người  bệnh. Các thăm dò thường làm như: Cắt lớp vi tính sọ não, cộng hưởng từ sọ não, chụp mạch não, điện não đồ, xét nghiệm máu, điện cơ thần kinh.

Minh Khương