Bệnh võng mạc do tăng huyết áp
Bệnh võng mạc tăng huyết áp là những tổn hại ở võng mạc do tăng huyết áp gây nên. Huyết áp tăng cao làm tổn thương những mạch máu cung cấp máu cho võng mạc dẫn đến tổn thương các tế bào của võng mạc, gây giảm thị lực.
Bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khám mắt cho bệnh nhân.
Võng mạc là một bộ phận bên trong mắt, nơi tiếp
nhận các tín hiệu ánh sáng và là lớp mô nằm ở phía sau nhãn cầu, Bệnh võng mạc do tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp
của người bệnh tăng cao, thành mạch máu võng mạc dày lên, làm hẹp lòng mạch máu.
Hậu quả là lượng máu đưa tới võng mạc bị giảm và
một số trường hợp xuất hiện hiện tượng phù nề võng mạc, làm hạn chế chức năng
võng mạc và tạo áp lực lên thần kinh thị giác, gây ra nhiều vấn đề về thị lực.
Dấu hiệu
ban đầu của bệnh võng mạc do tăng huyết áp thường không có những biểu hiện rõ
ràng. Nhưng khi bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng sẽ có một số biểu hiện rõ như:
sưng mắt, tầm nhìn giảm, đứt vỡ mạch máu, song thị đi kèm với đau đầu…
Khi ở giai đoạn đầu, bệnh võng mạc chưa gây ảnh hưởng nhiều đến thị lực nên dễ bỏ qua. Trong các giai đoạn sau, khi đã có tổn thương và biến chứng nặng trên võng mạc, mắt sẽ bị mờ nhiều, điều trị khó khăn và khó hồi phục.
Hình ảnh tổn thương võng mạc do tăng huyết áp.
Khi võng
mạc bị tổn thương do tăng huyết áp có các biểu hiện sau:
- Co hẹp động mạch: Co
mạch có thể tại một khu vực hay toàn bộ võng mạc, làm cho động mạch có vẻ
cứng, thẳng, chia nhánh vuông góc tạo ra hình ảnh thưa thớt của hệ mạch
võng mạc
- Biểu hiện xơ cứng động mạch: Ánh
động mạch có hình ảnh "sợi dây đồng", "sợi dây bạc".
Những dấu hiệu xơ cứng mạch này có thể gặp ở người không có huyết áp cao,
nhưng đó thường là biểu hiện giai đoạn đầu của bệnh võng mạc tăng huyết áp.
- Biểu
hiện bắt chéo động - tĩnh mạch: Những
bắt chéo động - tĩnh mạch bình thường thì không có sự thay đổi khẩu kính,
màu sắc mạch máu. Khi có quá trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ
"đè bẹp" tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn.
- Xuất huyết võng mạc: Là
những xuất huyết nông có hình ngọn nến nằm dọc theo các sợi thần kinh
quanh những mạch máu lớn ở gần đĩa thị, có thể có những xuất huyết sâu hơn
hình chấm, hình tròn ở khắp võng mạc.
- Xuất tiết bông: Hay
còn gọi là xuất tiết mềm. Đó là những đám màu trắng, bờ không rõ, nằm nông
che lấp các mạch máu.
- Xuất tiết cứng: Là những đám màu vàng,
nằm sâu, ranh giới rõ, thường ở cực sau; có khi sắp xếp theo hình nan hoa,
lan tỏa quanh hoàng điểm tạo thành sao hoàng điểm; đôi khi tập trung lại tạo
nên đám thâm nhiễm lớn.
- Phù đĩa thị giác: Bờ
đĩa thị mờ, ranh giới không rõ, hơi nhô lên, màu trắng, các tĩnh mạch
giãn, cương tụ, kèm theo giãn mao mạch. Đôi khi có một số xuất huyết trước
đĩa thị.
Nếu tăng huyết áp có tổn thương võng mạc người
bệnh đối diện với nguy cơ nhồi máu hắc mạc (vết Elschnig); Bong võng mạc thanh
dịch; Phình mạch; Tắc tĩnh mạch hoặc động mạch trung tâm võng mạc; Liệt cơ vận
nhãn.
Những dấu
hiệu xơ cứng động mạch không có khả năng phục hồi, không đáp ứng với điều trị
tăng huyết áp. Co hẹp động mạch có thể phục hồi hoặc không. Xuất huyết tan sau
3-4 tuần, xuất tiết mềm tan sau 4-6 tuần, xuất tiết cứng tan sau vài tháng. Phù
đĩa thị sẽ thoái triển sau nhiều tuần nếu không điều chỉnh huyết áp thì sẽ dẫn
đến teo đĩa thị giác.
Nếu tăng huyết áp ác tính (hiếm gặp) khiến huyết áp tăng đột ngột, cản trở tầm nhìn và gây giảm thị lực đột ngột. Đây là một tình trạng có khả năng đe dọa tính mạng. Một số nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh võng mạc do tăng huyết áp dễ bị đột quỵ và suy tim hơn những người bình thường khác.
Hiện bệnh
võng mạc do tăng huyết áp chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho nên phương pháp
điều trị chủ yếu là điều trị huyết áp.
Mục đích
điều trị chính là ngăn cản và hạn chế tổn thương cho mắt và các nội tạng bị ảnh
hưởng bằng cách nhắm vào các nguyên nhân gốc qua việc dùng thuốc và thay đổi
cách sống. Có thể bổ sung thêm thuốc tăng cường tuần hoàn, thuốc giãn mạch, bền
thành mạch dưới sự cân nhắc của các bác sĩ.
Việc điều
trị bằng Laser để xử lý các biến chứng do tắc tĩnh mạch võng mạc (CRVO). Trong
nhiều trường hợp khi hoàng điểm phù, tiêm thuốc khoang thủy tinh thể để giảm
phù nề. Tắc động mạch võng mạc trung tâm. Nếu mất thị lực đột ngột ở bên mắt sơ
cứu bằng cách giảm áp lực trong mắt cùng với việc massage cho mắt sử dụng thuốc
hoặc tạo một lỗ nhỏ ở phía trước dẫn lưu dịch ra ngoài.
Chính vì
vậy, người bệnh bị tăng huyết áp ngoài việc khám và điều trị huyết áp cần duy
trì thói quen khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng tại mắt, giảm
nguy cơ mù lòa do tăng huyết áp.
Đối với
người mắc bệnh võng mạc do tăng huyết áp cũng cần tuân thủ đúng chỉ định của
bác sĩ về việc dùng thuốc và đi khám định kỳ nhằm góp phần làm giảm nguy cơ mù.
Minh Khương